Địa chỉ361 TL10, Phường An Lạc A, Q.Bình Tân, HCM, Việt Nam (Gần ngã tư An Dương Vương - Bà Hom Q.6)
Di động / Zalo0903052038

QUY TRÌNH PHỐT PHÁT HÓA PHỤ TÙNG CƠ KHÍ XE ĐẠP TRƯỚC KHI SƠN TĨNH ĐIỆN - PHOSPHATE

Sơn tĩnh điện Hằng Tín-Thiết Bị sơn tĩnh điện-Máy Phun sơn tĩnh điện-Phụ kiện và vật tư sơn tĩnh điện

Trước khi các sản phẩm phụ tùng Xe đạp như Khung sườn xe đạp, Phuộc Xe đạp được sơn lên thì cần phải tạo một lớp màng bảo vệ kim loại, chống gỉ sét, chống mài mòn, tạo chân bám cho sơn, tạo độ đàn hồi giữa bề mặt kim loại... và sơn tĩnh điện.

 

 

Sản phẩm Khung xe đạp trước khi đưa vào Quy trình Phốt Phát Hóa

 

 

Sản phẩm khung xe đạp sau khi ra khỏi Quy trình Phốt Phát Hóa

 

Dưới đây, chúng tôi xin mô tả lại Quy trình Phốt Phát Hóa phụ tùng khung sườn và Phuộc xe đạp trước khi sơn tĩnh điện tại doanh nghiệp sản xuất xe đạp tốt nhất Việt Nam này:

 

Tôi xin tóm tắt qua quy trình Phosphate của doanh nghiệp sản xuất xe đạp này: Do đây là một doanh nghiệp hàng đầu sản xuất xe đạp của Việt Nam, nên quá trình xây dựng hệ thống để Phốt Phát Hóa họ đã thuê một đơn vị tư vấn về Công nghệ Phốt Phát tốt nhất. Quy trình được xây dựng để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam là một hệ thống gồm 8 bể kế tiếp nhau(Bể hóa chất và bể nước rửa) và 2 khu kế tiếp là Bồn Xấy và khu tập kết Sản Phẩm đầu vào và đầu ra.

 

Quy trình Phốt Phát Hóa đó được mô tả ngắn gọn như sau:

[1. Bể tẩy dầu] => [2. Bể nước chảy tràn] => [3. Bể tẩy gỉ sét] => [4. Bể nước chảy tràn] => [5. Bể định hình] => [6. Bể Phốt Phát Kẽm] => [7. Bể nước chảy tràn] => [8. Bể Trung Hòa - Thụ Đông] => [9. Khu sấy khô] => [10. Khu tập kế sản phẩm đầu vào và đầu ra] .

 

Mô hình quy trình công nghệ Phosphate hóa

 

 

Hình ảnh của khu Phốt Phát Hóa tại nhà máy sản xuất xe đạp

 

1. Bể tẩy dầu:

Bể tẩy dầu sẽ được pha chế phẩm Tẩy dầu mỡ MC-02 (Chất tẩy dầu mỡ, dầu kiềm, dầu sắt thép). Chế phẩm tẩy dầu mỡ MC-02 có tác dụng tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại, là quá trình tách lớp dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại bằng các phương pháp cơ học (như Ngâm, Phun, Sục Khí), siêu âm, điện hóa.

Sản phẩm được đưa vào bể tẩy dầu

- Tỷ lệ pha chế phẩm tẩy dầu mỡ MC-02: 3-8%. Tức 30-80 Kg/m3.

- Nhiệt độ ngâm (oC): ~ 55

- Thời gian ngâm: 15-30 Phút

- TA, (Point): 24-35

Các bể nước ở mục 2, 4, 7 trong quy trình được thiết kế chảy tràn 0,5m3/h, bể sạch, sục khí, vòi sịt nước áp lực cao.

Sản phẩm được đưa sang bể nước chảy tràn để ngâm rửa và xịt sạch

3. Bề tẩy gỉ sét: Có tác dụng tẩy gỉ các loại sắt thép, inox,

Bể tẩy gỉ sét là một hỗn hợp gồm nước và các loại Axít:

- Axit Sunfuric - H2SO4 (98%) tỷ lệ pha: 15-18%

- HCL: 5-8%

- Chế phẩm ức chế ăn mòn và khử mùi axít: LC-102, (g/l): 0.0015-0.002

5. Bể định hình: Bể này được pha chế phẩm định hình DH-500 có tác dụng hoạt hóa bề mặt kim loại, tạo thành các mầm Titan, hay còn gọi là mầm phốt phát, tại đây sẽ diễn ra quá trình phốt phát hóa rất nhanh và kín khít, như nhiều đám mây có màu xám ghi, hay màu lông chuột hoặc màu tro tàn. Ngoài ra, Chế phẩm định hình DH-500 còn có tác dụng trung hòa Axít tự do trên bề mặt kim loại, tránh được quá trình tạo phốt phát ngược, đây la hiện tượng chủ yế gây vàng màng phốt phát.

- Chế phẩm định hình - DH-500, (g/l): 0.0015-0.002

- pH: 7.5-9.5

- Thời gian ngâm (Phút): 1.5-2

6. Bể Phốt Phát (Phosphate Hóa)

- ZCR-588, (g/l): 50-80

- O-200, (g/l): 1.8-2.3

- AC-OD11, (g/l): 1-2

Sản phẩm được đưa vào bể Phốt Phát kẽm

* Đánh giá, kiểm tra điểm trong bể Phốt Phát Kẽm:

+ TA, (ml): 18-24

+ FA, (ml): 0,6-0,9

+ SA, (ml): 2-4

+ Thời gian ngâm (phút): 15-30

+ Nhiệt độ, (oC): Nhiệt độ phòng

8. Bể trung hòa - Thụ động: Chế phẩm CL-205

- Tỷ lệ pha, (g/l): 0.0015-0.002

- Nhiệt độ phòng.

9. Sản đưa ra được cho vào Lò Sấy Khô:

Sau khi sản phẩm được ngâm qua các bể trong quy trình Phốt Phát Kẽm, sẽ được đưa vào Lò sấy khô với nhiệt độ đặt 120oC - 180oC, Thời gian vận hành lò xấy khô cho mỗi đợt 40 Phút (đối với xe đạp). Lý do sấy khô ở thời gian dài, vì trong khung sườn xe đạp và Phuộc xe đạp sau quá trình Phốt Phát Hóa vẫn còn đọng nước bên trong các khe kẽ.

Lưu ý, Sản phẩm Phốt Phát Khung xe đạp không nên sấy khô ở nhiệt độ cao, ví dụ vướt qua 180oC Sẽ gây ảnh hưởng đến màng Phốt Phát, cháy màng phốt phát....

10. Khu để sản phẩm đầu ra và đầu vào:

Để cho quá trình sản xuất theo dây chuyền, vận hành thuận tiện, doanh nghiệp nên thiết kế hệ thống Cầu trục - Pa lăng chạy dài từ khu tập kết đầu ra đầu vào, lò sấy khô, và hệ thống Phosphate hóa.

Sản phẩm sau quá trình Phốt Phất hóa, chờ đưa sang phân đoạn khác, khu sơn...

Sản phẩm Phốt phát hóa được đưa ra khỏi lò xấy

Sản phẩm đầu vào, bắt đầu vào quy trình phốt phát kẽm

Sản phẩm sau quá trình Phốt Phát Hóa, Sấy khô sẽ được để tại nơi tập kết đầu ra đầu vào, để thuận tiện cho công nhân vân chuyển sang các khâu, phân đoạn khác. Lưu ý, sản phẩm sau quá trình trên nên đặt ở vị trí Khu bể hóa chất, khu hóa chất, nhất là xa khu bể tẩy gỉ, vị trong bể này có môi trường axit cao, nên sản phẩm để gần đó dễ bị nhiễm axít, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nguồn: Sưu tầm

LỢI THẾ CỦA SƠN TĨNH ĐIỆN SO VỚI SƠN LỎNG THÔNG THƯỜNG

LỢI THẾ CỦA SƠN TĨNH ĐIỆN SO VỚI SƠN LỎNG THÔNG THƯỜNG

Sơn tĩnh điện Hằng Tín-Thiết Bị sơn tĩnh điện-Máy Phun sơn tĩnh điện-Phụ kiện và vật tư sơn tĩnh điện

Các sản phẩm nào có thể sơn tĩnh điện

Các sản phẩm nào có thể sơn tĩnh điện

Là một vật liệu phủ chất lượng cao được tìm thấy trên hàng ngàn sản phẩm bạn tiếp xúc hàng ngày. Chiếm hơn 15% tổng thị trường hoàn thiện công nghiệp, sơn tĩnh điện được sử dụng trên một loạt các sản phẩm.

Kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện

Kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện

Trước và sau khi sơn tĩnh điện chúng ta phải xem xét một số vấn đề khi sử dụng và kiểm tra chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện. Để đảm bảo cho quá trình gia công sơn tĩnh điện không bị gián đoạn, năng xuất đạt hiệu quả cao cũng như để cho sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có được chất lượng tốt nhất.

Những ưu điểm sơn tĩnh điện

Những ưu điểm sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện được dùng cho công nghệ sơn tĩnh điện. Đây là phương pháp dùng bột sơn khô cho giá trị sử dụng cao, tiết kiệm chi phí và có thể tái sử dụng lại phần sơn dư trong quá trình thi công.

Bột sơn tĩnh điện- Thế nào là công nghệ sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện- Thế nào là công nghệ sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.

Giám sát chặt thép nhập khẩu do nghi gian lận trốn thuế

Giám sát chặt thép nhập khẩu do nghi gian lận trốn thuế

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan thực hiện n...

Giải pháp sử dụng sơn phủ cho chung cư xanh

Giải pháp sử dụng sơn phủ cho chung cư xanh

Tại hội thảo chung cư xanh do Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh Việt Nam tổ chức vừa qua, các giải phá...

Chuyên gia mách nước 3 hướng đi tốt để kinh doanh thép

Chuyên gia mách nước 3 hướng đi tốt để kinh doanh thép

Tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín, khai thác những khâu còn khuyết tron...